Cách Nhận Biết Khi Nào Cần Sử Dụng Máy Tạo Oxy Tại Nhà để Điều Trị Hiệu Quả?

 Hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khi nào cần sử dụng máy tạo oxy nên thường dùng theo cảm tính. Điều này không những không tốt mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe của người bệnh. Để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt thì chúng ta cần phải nắm rõ rõ nguyên lý hoạt động của thiết bị cũng như liều lượng bao nhiêu là phù hợp. Vì vậy, hãy cùng Thiết bị y tế Việt Hà tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

I. Khi nào cần sử dụng máy tạo Oxy

Những người lớn tuổi có thể trạng không tốt và những người có trong mình những căn bệnh như thiếu máu tuần hoàn não, suy thận, tắc nghẽn phổi mãn tính, tai biến đột qụy,… Họ đa phần bị suy giảm chức năng phổi đang trong quá trình hồi phục hoặc có những biểu hiện thiếu oxy sau:

- Cơ thể mệt mỏi, sự phối hợp cơ cũng như các nhóm cơ giảm.

- Choáng váng và co giật.

- Thở gấp, khó thở, tím tái mặt mày.

- Bồn chồn, vật vã.

- Tim và mạch đập nhanh, rối loạn.

- Thị lực giảm.

- Loạn thần, lơ mơ, ý thức giảm.

- Huyết áp tăng giảm thất thường.

Để biết khi nào cần sử dụng máy tạo Oxy thì lúc này, thiết bị sẽ là nguồn cung cấp Oxy quan trọng cho hệ hô hấp của người bệnh. Khi sử dụng, máu sẽ thu nhận Oxy y tế của thiết bị đi thẳng vào phổi qua động mạch phổi. Từ đó hỗ trợ quá trình tái tạo và phát triển tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp bệnh nhân hồi phục.

Điều này không có nghĩa là người bệnh lúc nào cũng thở bằng máy. Thời gian sử dụng máy thở Oxy tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng về vấn đề sức khỏe của người bệnh. Nếu sử dụng thiết bị một cách lạm dụng không theo chỉ định thì một số người sẽ phải phụ thuộc vào máy thở và sẽ gặp khó khăn trong việc thở lại bình thường khi không sử dụng thiết bị.

II. Sử dụng máy tạo Oxy tại nhà có tốt không?


Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta không chú ý đến việc tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt, thiếu oxy. Những cuộc họp trong phòng nhỏ, đông người, ở trong nhà đóng kín cửa thông gió kém, khi làm việc trí óc và thể lực nặng nhọc, ngồi lâu trong ô tô có điều hòa,... Lúc này, nhu cầu oxy cần cung cấp cho cơ thể và não cũng tăng cao khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi một phần là do thiếu oxy.

Lượng oxy khoảng 21% là cần thiết cho tất cả hoạt động của cơ thể ở một người trưởng thành khỏe mạnh. Trong trường hợp những người mắc các chứng suy hô hấp thì lượng oxy 21% trong không khí là không đủ để cung cấp cho cơ thể.

Lúc này người bệnh cần khí oxy y tế với nồng độ có thể lên đến 100% để thuận tiện hơn trong việc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, máy tạo oxy chỉ hỗ trợ điều trị cải thiện hô hấp chứ không thể phụ thuộc vào thiết bị được. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn tự ý mua thiết bị về dùng tại nhà mà không có chỉ định của các nhân viên y tế có thể mang lại tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dùng. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc sử dụng oxy y tế sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Vì vậy để biết khi nào cần sử dụng máy tạo oxy phải có chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn về hô hấp.

Bài viết liên quan: Tìm hiểu máy tạo oxy gia đình loại nào tốt, chất lượng nhất hiện nay

III. Sử dụng máy tạo Oxy đúng cách

Ngoài việc biết được khi nào cần sử dụng máy tạo oxy thì việc sử dụng máy tạo oxy đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng rất quan trọng. Dưới đây là cách sử dụng máy tạo oxy đúng bạn cần biết:

Bước 1: Tìm vị trí phù hợp để đặt thiết bị. Vị trí được các chuyên gia y tế khuyến cáo là một nơi ổn định, gọn gàng, dây đủ độ dài không vướng víu. Cách tường và các vật dụng không liên quan ít nhất từ 15 - 30 cm. Đặc biệt chú ý không để thiết bị gần nơi có nguồn nhiệt cao, vì dễ gây cháy nổ.

Bước 2: Hãy đảm bảo phụ kiện đi kèm theo máy đầy đủ và gắn các phụ kiện chắc chắn.

Khi gắn các phụ kiện vào máy cần lưu ý nếu máy không có bộ phận làm ẩm, người dùng hãy kết nối ống thông mũi đến đầu ra của máy tạo oxy. Nếu máy có bình tạo ẩm thì cần thực hiện thêm những thao tác dưới đây:

- Lấy bình tạo ẩm.

- Mở bình tạo ẩm ra rồi cho nước tinh khiết vào theo chỉ định có sẵn, sau đó cẩn thận vặn chặt lại.

- Gắn bình tạo ẩm vào thiết bị.

- Sau khi hoàn thành xong, người dùng có thể cắm dây dẫn vào vị trí cổng giao trên cốc lọc.

Bước 3: Khởi động máy.

Bước 4: Theo dõi hoạt động của thiết bị qua âm báo, đèn báo lỗi để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định.

Bước 5: Điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định của bác sĩ qua bản điều khiển. Không nên điều chỉnh nồng độ oxy khác so với khuyến cáo vì nó sẽ đảm bảo hiệu quả dành cho người bệnh.

Bước 6: Đặt dây thở đã nối vào thiết bị để bệnh nhân bắt đầu quá trình thở oxy y tế.

Bước 7: Sau khi kết thúc liệu trình cần tắt công tắc máy trước khi rút dây khỏi nguồn điện. Đóng tất cả các van của máy và di chuyển thiết bị nhẹ nhàng.

Xem toàn bộ bài viết: https://viha.vn/khi-nao-can-su-dung-may-tao-oxy

Nhận xét

Bài đăng phổ biến